Sáng ngày 27/5, , Ủy ban Nhân dân phường Tân An đã tổ chức Lễ phát động đợt cao điểm ra quân hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng VneID trên địa bàn. Với chủ đề “Đến từng nhà, rà từng người xác lập tài khỏa định danh điện tử (VneID ) phục vụ Nhân dân”, gần 100 cán bộ, các lực lượng Công an phường, Dân quân cơ động, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, lãnh đạo các ban, ngành, Công đoàn phường và lãnh đạo khối phố và các thành viên của các tổ công tác của khối phố đã đến dự .
Thay mặt Ủy ban Nhân dân và Ban chỉ đạo 06 phường Tân An . Ông Đinh Hoa – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường đã nhấn mạnh: để triển khai thực hiện việc đăng ký, cài đặt ứng dụng VneID (tài khoản định danh điện tử), được thuận lợi và đảm bảo tiến độ, đề nghị Công An phường, các đoàn thể chính trị của phường và lãnh đạo và tổ công tác của các khối phố phối hợp tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng và các tiện tích của việc đăng ký, sử dụng ứng dụng VNeID, VssID để cán bộ, công chức, viên chức, người dân biết và sử dụng. Đảm bảo 100% cán bộ, công chức và Nhân dân trong phường đăng ký và phấn đấu mỗi ngày ít nhất hướng dẫn 100 người dân cài đặt, phấn đấu đến ngày 30/6 hoàn thành chỉ tiêu của Thành phố giao cho phường 5000 người dân được cài đặt .
Tại lễ xuất quân, Ủy ban Nhân dân phường đã tặng những bó hoa tươi thắm cho các đại diện các đơn vị và tổ chức diễu hành trên các trục đường chính của phường.
Sáng ngày 27/5, UBND xã Cẩm Kim tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn Nhân dân cài đặt, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) trên địa bàn xã. Đông đảo đại biểu lãnh đạo Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ Việt Nam xã; đại diện các đoàn thể chính trị xã hội, thôn, tổ Nhân dân trên địa bàn xã đã tham dự.
Chủ đề của đợt thi đua là “Đến từng nhà, rà từng người xác lập tài khoản định danh điện tử phục vụ Nhân dân”, xã Cẩm Kim đã tập trung tuyên truyền về tiện ích của Căn cước công dân và ứng dụng VNelD, lợi ích, thuận lợi của tài khoản định danh và xác thực điện tử. Các tổ công tác của các thôn bố trí thời gian phù hợp trực tiếp đến nhà từng người dân để hướng dẫn, giúp cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (tất cả các ngày trong tuần, kể cả ban đêm).
Cùng với tổ công tác Đề án 06 của xã, cấp ủy, Ban Nhân dân thôn trên địa bàn xã thành lập ít nhất 5 tổ công tác, đảm bảo 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn có tài khoản định danh điện tử mức độ 2; sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID đã có để truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Phấn đấu đến hết 25/6/2023 hoàn thành việc kích hoạt 3.000 tài khoản định danh điện tử theo chỉ tiêu của UBND thành phố; tiến đến đảm bảo 100% người dân đủ điều kiện trên địa bàn mỗi thôn, được kích hoạt ứng dụng định danh điện (VNeID).
Dịp này, xã Cẩm Kim đã công bố Quyết định và trao thưởng việc hoàn thành xuất sắc công tác cấp Căn cước công dân trên địa bàn. Ngay sau lễ ra quân, các tổ công tác đã tiến hành hướng dẫn cài đặt cho cán bộ và Nhân dân./.
Sáng 14/10, UBND phường Cẩm Châu tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thành lập và ra mắt mô hình “Quản lý tổ dân cư bằng mạng xã hội Zalo”.
Theo đó, phường Cẩm Châu thành lập nhóm Zalo của phường gồm các thành viên là BCĐ quản lý, điều hành sử dụng mô hình của phường, tổ công nghệ thông tin cộng đồng, cán bộ quân dân chính 6 khối phố, tổ trưởng 56 tổ dân cư.
Đây là kênh điều hành, chỉ đạo, trao đổi thông tin trên mạng xã hội Zalo để tương tác, trao đổi hàng ngày, báo cáo nhanh tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, tại các tổ dân cư cũng thành lập các nhóm Zalo của từng tổ để thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước tại địa phương đến nhân dân trong tổ và các thông tin phản hồi của người dân đến cán bộ quản lý địa bàn.
Mô hình “Quản lý tổ dân cư bằng mạng xã hội Zalo” được phường Cẩm Châu triển khai thực hiện thí điểm tại 11 tổ dân cư trên địa bàn khối Thanh Nam, sau đó sẽ được nhân rộng tại 5 khối phố còn lại.
Việc triển khai thực hiện mô hình “Quản lý tổ dân cư bằng mạng xã hội Zalo” tại phường Cẩm Châu nhằm giúp công tác chỉ đạo, điều hành, cung cấp, trao đổi thông tin, tổng hợp và báo cáo giữa UBND phường, cán bộ quân dân chính và tổ dân cư ở 6 khối phố trên địa bàn được nhanh chóng, kịp thời. Người dân cũng có thêm kênh tiếp cận kiến thức pháp luật và các quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan Nhà nước.
Sáng ngày 28/4, UBND xã Cẩm Thanh tổ chức ra mắt Tổ công nghệ cộng đồng và triển khai tập huấn hoạt động của công nghệ cộng đồng cùng một số nội dung liên quan công tác cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số năm 2022.
Theo quyết định của UBND xã, Cẩm Thanh thành lập 6 tổ công nghệ cộng đồng ở 6 thôn với 36 thành viên tham gia. Các tổ công nghệ cộng đồng là cầu nối của chính quyền địa phương để thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác chuyển đổi số đến nhân dân; trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công; tham gia thực hiện chuyển đổi số trong từng lĩnh vực của đời sống, từ đó cùng chính quyền xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số tại thôn.
Dịp này, UBND xã Cẩm Thanh cũng triển khai kế hoạch thực hiện mô hình “Ngày thứ tư không hẹn” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã Cẩm Thanh. Mô hình này hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đến yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính (như ghi thay các loại giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu thủ tục hành chính) và hướng dẫn thực hiện nộp thủ tục hành chính qua dịch vụ công vào ngày thứ tư hằng tuần. Khi đáp ứng đủ các giấy tờ theo quy định thì được giải quyết ngay đối với các thủ tục không hẹn. Đồng thời không thu phí viết hộ. Trước mắt, UBND xã Cẩm Thanh thực hiện thí điểm vào ngày thứ tư hằng tuần trong tháng 5 và chính thức thực hiện từ tháng 6/2022 với 20 thủ tục hành chính và đơn thư thông thường được áp dụng.
Cũng trong buổi ra mắt Tổ công nghệ cộng đồng, UBND xã Cẩm Thanh giới thiệu kênh giao tiếp mới: Trang Zalo “UBND XÃ CẨM THANH” nhằm tạo kênh tương tác giữa chính quyền với các tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện thuận lợi để người dân và các cá nhân trong việc nộp hồ sơ trực tuyến; nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính quyền điện tử xã Cẩm Thanh.
Sáng 15/4, đoàn công tác của UBND tỉnh và các sở ngành có liên quan, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc về công tác cải cách hành chính (CCHC) và chuyển đổi số tại TP.Hội An.
Đoàn kiểm tra đã nghe TP.Hội An báo cáo tình hình triển khai thực hiện công tác CCHC, chuyển đổi số trên địa bàn thành phố; những thuận lợi cùng những hạn chế, nguyên nhân, giải pháp khắc phục và nhiệm vụ trong tâm trong thời gian đến. Bên cạnh đó, TP.Hội An cũng đã đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện công tác CCHC, chuyển đổi số.
Thay mặt đoàn kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu ghi nhận những kết quả của Hội An đạt được trong thời gian qua và những ý kiến đề xuất của TP.Hội An, đồng thời đề nghị thành phố chú trọng phát huy lợi thế, đẩy mạnh CCHC và chuyển đổi số để mang lại lợi ích cho cả người dân, doanh nghiệp và địa phương.
Chiều 12/4, UBND TP.Hội An tổ chức cuộc họp BCĐ cải cách hành chính (CCHC) nhằm đánh giá công tác CCHC năm 2021 triển khai kế hoạch năm 2022.
Trong năm 2021, công tác CCHC đã được các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc đã đáp ứng được yêu cầu, góp phần tăng hiệu suất trong công việc.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, UBND các xã, phường và giải quyết kịp thời các công việc, thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Năm 2022, TP.Hội An xác định cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong công tác CCHC thành phố.
Dịp này, UBND TP.Hội An cũng đã tiến hành tổng kết, trao giải cuộc thi “Tìm hiểu cải cách hành chính trực tuyến năm 2021”.
Trong đó, 01 giải nhất tập thể đã thuộc về UBND phường Cẩm Phô. Bên cạnh đó, có 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 07 giải khuyến khích cũng được trao cho các cá nhân.
Chiều ngày 22/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã tổ chức Hội nghị phản biện xã hội về dự thảo Đề án chuyển đổi số gắn với xây dựng nền tảng đô thị thông minh – Thành phố Hội An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tham dự Hội nghị có ông Lê Chơi – Phó bí thư Thành ủy, ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND thành phố và các thành viên Hội đồng phản biện của UBMT, các nhà nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng khoa học – công nghệ thông tin của các trường học, đơn vị chuyên ngành trên địa bàn thành phố…
Tại Hội nghị, sau khi nghe lãnh đạo Phòng VH-TT – đơn vị chủ trì xây dựng Đề án và Viettel Quảng Nam – đơn vị phối hợp thực hiện trình bày dự thảo, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, thiết thực để hoàn chỉnh Đề án đạt mức sát thực, khả thi cao. Tập trung là các nội dung: sự cần thiết và cơ sở xây dựng đề án; đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nguồn nhân lực… cần rõ nét, chọn lọc chính xác hơn, tránh trùng lặp; các quan điểm, nguyên tắc đảm bảo thích hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; xác định chính xác, dễ hiểu khái niệm “chuyển đổi số” và “đô thị thông minh”; mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cụ thể, có lộ trình khả quan; trình bày, bố cục ngắn gọn, cô đọng hơn… Phần nhiệm vụ, giải pháp thực hiện được các đại biểu góp ý và bổ sung nhiều ý kiến hay, có giá trị như: tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp, chú ý vai trò của người đứng đầu; công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, thu hút lực lượng lao động góp phần xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu; đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đảm bảo tính liên kết và kế thừa phát huy; kiến tạo thể chế thực hiện gắn với CCHC, nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh, hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội hiệu quả, mang bản sắc đô thị du lịch có di sản văn hóa và sinh quyển thế giới; tăng cường giải pháp thay đổi thói quen sinh hoạt và hành chính giấy tờ của người dân; huy động đa dạng các nguồn lực xã hội để đảm bảo tài chính thực hiện đề án…
Các ý kiến đóng góp tại Hội nghị phản biện được UBMT thành phố và các đơn vị chức năng tiếp thu để bổ sung, hoàn chỉnh đề án, trình các cơ quan chức năng thẩm định trong thời gian tới.
Những năm qua, ngành Điện nói chung và Điện lực Hội An – PC Quảng Nam nói riêng đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Hơn nữa trong năm 2021, EVN lựa chọn chủ đề là “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam” nhằm mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh lộ trình ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN); tích hợp công nghệ kỹ thuật số và mô hình quản trị phù hợp với quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí và đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Với phương châm “Lấy khách hàng làm trung tâm mọi hoạt động”, EVN đã liên tục triển khai các ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Ngày 9/12/2019, khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia (CDVCQG) được khai trương, EVN có 3 dịch vụ điện được Chính phủ cho phép tích hợp, cung cấp nhưng chỉ đến ngày 24/12/2019, toàn bộ các dịch vụ điện trực tuyến cấp độ 4 đều đã được EVN hoàn thành tích hợp lên CDVCQG. Việc đưa các dịch vụ điện trên CDVCQG là một bước đột phá trong hành trình chuyển đổi số của EVN, được kỳ vọng sẽ mở thêm cánh cửa cơ hội, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo thêm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi muốn tiếp cận về điện. Khi khách hàng thực hiện các dịch vụ điện trên CDVCQG, mọi hồ sơ, thủ tục của khách hàng sẽ được đơn giản hóa như: Giấy đề nghị mua điện, giấy tờ tùy thân sẽ được thay thế bằng các thông tin người dùng đã được CDVCQG xác thực và định danh. Nhờ đó, người dân và doanh nghiệp giảm được thời gian thực hiện các giao dịch, đồng thời có thể giám sát quá trình thực hiện và đánh giá, phản ánh về việc cung cấp dịch vụ của ngành Ðiện.
Kể từ năm 2004, khi phiên bản CMIS 1.0 đầu tiên được triển khai thì đến tháng 8/2018 CMIS 3.0 đã được đưa vào sử dụng với các phân hệ phục vụ đẩy đủ các nghiệp vụ kinh doanh tại Điện lực. Hiện nay, việc hoàn thiện liên kết từ chương trình CMIS 3.0 với CDVCQG về thông tin khách hàng, kết nối, chia sẻ dữ liệu các dịch vụ điện cũng như tiến độ thực hiện đã nhanh chóng được hoàn thiện.
Năm 2013, với việc thanh toán tiền điện, EVN đã triển khai phát hành hóa đơn điện tử và phối hợp cùng các ngân hàng, tổ chức trung gian tích cực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, với các hình thức như: Trích nợ tự động, thanh toán qua Internet banking, ví điện tử,… Qua đó, khách hàng tại Điện lực Hội An không chỉ thanh toán tiền điện bằng tiền mặt tại các Chi nhánh/Quầy ngân hàng mà còn có thể thanh toán chuyển khoản, trích nợ tự động, quét mã QR code,… với nhiều kênh thanh toán của 27 ngân hàng và các tổ chức trung gian thanh toán, thu hộ hoặc các dịch vụ trực tuyến, ví điện tử như MOMO, Payoo, Viettel, VNPay, VIMO, VNPTPAY hoặc qua các điểm thu tiền điện như: Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động, FPT Shop, Cửa hàng/Phòng giao dịch của Viettel, Siêu thị Vinmark … Khách hàng tiết kiệm được thời gian đi lại, nhanh chóng, tiện lợi, mang đến cho khách hàng sự thuận tiện mà ít dịch vụ nào có được, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao từ dư luận xã hội, góp phần mang lại niềm tin và nâng cao sự hài lòng của khách hàng sử dụng điện.
Cuối năm 2019, EVN đã cung cấp 100% các dịch vụ điện theo phương thức điện tử, bao gồm từ dịch vụ cấp điện mới, đến các dịch vụ thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán điện. Khách hàng sẽ ký các hồ sơ điện tử, được thực hiện theo phương thức nhận mật khẩu một lần (OTP) qua tin nhắn điện thoại hoặc email, chữ ký số; nhờ đó, tối đa trải nghiệm tiện ích cho khách hàng.
Với những tiện ích hữu hiệu ấy, Điện lực Hội An đã và đang tích cực triển khai cho khách hàng được trải nghiệm thực hiện các dịch vụ điện theo phương thức điện tử. Trong đó, các dịch vụ điện trên CDVCQG chiếm đến gần 73.31% trong 9 tháng đầu năm 2021. Thời gian cấp điện mới hạ áp theo kế hoạch giao trước đây là 03 ngày, đến nay đã giảm chỉ còn 1,1 ngày trong tháng 9/2021. Số ngày cấp điện hạ áp quý 3/2021 chỉ còn 1,7 ngày giảm 0,3 ngày so với cùng kỳ năm trước. Tháng 9/2021 chỉ số tiếp cận điện năng của Điện lực Hội An vượt 0,7 điểm so với chỉ tiêu được giao (1.8), giữ vị trí top dẫn đầu trong toàn PC Quảng Nam.
Ngoài ra, Điện lực Hội An còn tích cực phổ biến đến khách hàng nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng (CSKH) đã được triển khai từ nền tảng số như: trang web CSKH, tin nhắn SMS và email, Tổng đài CSKH 19001909, CDVCQG, Trang mạng xã hội Facebook, Zalo,…; Do vậy, với bất kỳ kênh nào, ở bất kỳ thời điểm nào, khách hàng đều có thể liên hệ trực tuyến với ngành Điện.
Đặc biệt với ứng dụng (App) EVNCPC CSKH trên thiết bị di động, phiên bản 2019 của App EVNCPC CSKH đã được cập nhật lên kho ứng dụng CH Play (đối với hệ điều hành Android) và App Store (đối với hệ điều hành iOS). Phiên bản mới này của ứng dụng đem đến một giao diện hoàn toàn mới, cung cấp phần nhìn hiện đại, chuyên nghiệp và đẹp mắt. Các tiện ích phải kể đến như dịch vụ cấp điện mới (sinh hoạt và ngoài sinh hoạt), các dịch vụ trong quá trình thực hiện HĐMBĐ (Thay đổi vị trí công tơ, số điện thoại, công suất, kiểm tra công tơ, chấm dứt hợp đồng…), tra cứu lịch ghi chữ số, chỉ số công tơ, thông tin thanh toán tiền điện, hóa đơn điện tử… Quý khách hàng có thể dễ dàng cài đặt và sử dung để kiểm tra, theo dõi sản lượng điện sử dụng hằng ngày, hằng giờ, có thể đối sánh và đưa ra phương án sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm.
Với nền tảng vững chắc và nỗ lực không ngừng đổi mới về công nghệ số cùng với ngành Điện, Điện lực Hội An – PC Quảng Nam mong muốn tiếp tục mang đến quý khách hàng các dịch vụ điện tốt nhất và sự hài lòng cao nhất.
Trong 6 tháng đầu năm nay, công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn được UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị và xã phường tiếp tục chú trọng. Bên cạnh những kết quả tích cực, nhiều hạn chế cũng được nhìn nhận để tìm giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác CCHC.
Theo thống kê của UBND TP.Hội An, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm hành chính công thành phố đã tiếp nhận 8.605 hồ sơ. Trong đó, đã giải quyết 8.037, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết sớm trước hạn và đúng hạn là 64,04%. UBND các xã, phường cũng đã tiếp nhận 5.597 hồ sơ, với 96,09% được giải quyết sớm và đúng hạn.
Ông Huỳnh Kim Sinh -Trưởng Phòng Nội vụ, cơ quan trực BCĐ CCHC thành phố cho biết, trong 6 tháng qua, UBND thành phố ban hành kịp thời các kế hoạch, văn bản triển khai và chỉ đạo quyết liệt đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố. Các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường đã coi CCHC là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Ông Huỳnh Kim Sinh cho biết thêm: “Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc đã đáp ứng được yêu cầu trong công tác chuyên môn của từng bộ phận, từng cán bộ, công chức, viên chức góp phần tăng hiệu suất trong công việc. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, UBND các xã, phường và giải quyết kịp thời các công việc, thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư”.
Bên cạnh những kết quả tích cực, theo đánh giá của thành phố, trong thời gian qua, một số cơ quan, đơn vị, xã, phường trên địa bàn thành phố vẫn chưa thật sự chủ động nghiên cứu, tìm các giải pháp đột phá nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo lĩnh vực, ngành phụ trách.
Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được phát huy. Việc giải quyết các thủ tục hành chính tại một số cơ quan, đơn vị và UBND xã, phường vẫn còn tình trạng trễ hạn.
Theo ông Nguyễn Minh Lý – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An, thực tế thời gian qua, một số tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC của thành phố đã được chỉ ra nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
“Tôi đề nghị phải gắn trách nhiệm của các đồng chí thủ trưởng các cơ quan đơn vị với bộ chỉ số CCHC trên từng lĩnh vực. Chẳng hạn, từng lĩnh vực như cải cách thể chế hay cải cách tổ chức bộ máy thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm. Có như thế mới tạo ra tinh thần trách nhiệm”, ông Nguyễn Minh Lý – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An nói.
Từ nay đến cuối năm 2021, đối với công tác CCHC, TP.Hội An tập trung vào các nhiệm vụ như đẩy mạnh tuyên truyền về cải cách hành chính nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCCVC, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.
Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ của CBCCVC. Có giải pháp quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai xin lỗi người dân khi giải quyết hồ sơ trễ hẹn…
Sáng 25/3, ông Nguyễn Minh Lý –Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An chủ trì hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2020.
Trong năm qua, công tác CCHC được UBND TP.Hội An quan tâm chỉ đạo. Các cơ quan, đơn vị đã tích cực tham mưu tổ chức triển khai thực hiện khá đồng bộ trên các lĩnh vực. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được duy trì, mở rộng; chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngày càng được nâng lên. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan nhà nước mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí hành chính.
Tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị được kiện toàn, tinh gọn, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Chất lượng đội ngũ CBCCVC ngày càng được nâng cao, đáp ứng cơ bản yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Cũng trong năm 2020, thành phố đã giải quyết 15.031 hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, trong đó giải quyết đúng và trước hạn 9.224 hồ sơ, đạt tỷ lệ 61,37%.
Năm 2021, nhiệm vụ trọng tâm công tác CCHC được thành phố xác định là kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực, trình độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng đến xây dựng chính quyền điện tử. Nâng cao thứ hạng Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công, Chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước của thành phố.