Kinh tế biển là hướng phát triển chủ yếu của phường Cửa Đại. Kinh tế biển Cửa Đại không phải là ngành ngư nghiệp thuần túy mà là ngành kinh tế tổng hợp dựa trên tiềm năng, thế mạnh sẵn có với vùng hạ lưu “nơi dòng sông gặp biển” và hơn 3km bờ biển đang phát triển nhanh các dịch vụ, du lịch, thương mại.
Ở Cửa Đại hơn 10 năm qua, ngành dịch vụ – du lịch và thương mại đã khẳng định là ngành kinh tế hàng đầu, phát triển tương đối nhanh. Cửa Đại tiếp tục là một trong những địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Năm 2008, trên địa bàn phường chỉ có 5 khách sạn nhưngđến nay đã tăng lên 9 khách sạncó thêm 6 homesay, 3 biệt thự du lịch, 45 công ty lữ hành và hiện đang có một số dự án đang tiếp tục triển khai xây dựng dọc ven biển.
Đô thị phường Cửa Đại được mở rộng, thông suốt, tạo đột phá phát triển kinh tế- Ảnh: Đỗ Huấn
Hằng năm, Cửa Đại thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng. Lượng khách tham quan, lưu trú trên địa bàn phường cũng không ngừng tăng, từ 76 nghìn lượt người năm 2008 đã lên 164 nghìn lượt vào năm 2017 (gấp 2,1 lần). Các loại hình du lịch, dịch vụ trong dân cũng phát triển mạnh, nhiều nhà hàng được mở ra, phạm vi buôn bán được mở rộng hơn nhiều, không chỉ dọc theo tuyến đường Cửa Đại và bãi tắm mà còn mở rộng đến các trục đường Âu Cơ, Phù Đổng Thiên Vương… Loại hình du lịch cũng từng bước được đa dạng, cùng với tham quan, lưu trú còn có nghỉ dưỡng dịch vụ lữ hành, khám phá sông nước, làng quê vùng “cửa sông ven biển”… Hoạt động thương mại có bước phát triển khá, chợ Cửa Đại đã giải quyết được nhu cầu mua bán của người dân trong phường và các xã, phường lân cận.
Trong 10 năm qua, cơ sở hạ tầng đô thị phường Cửa Đại cũngđược đầu tư xây dựng và nâng cấp, mang lại những đổi thay rõ nét về mặt đô thị, tạo đột phát cho sự phát triển KTXH của địa phương. Các tuyến đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, Trương Minh Hùng, Mai An Tiêm, Phan Tình, Phù Đổng Thiên Vương…và các tuyến đường bê tông ở các khối phố được hình thành và kết nối thông suốt với gần 5.000m đường thảm nhựa, 6500m đường bê tôngkiên cố. Khu đô thị mới Phước Trạch– Phước Hải cũng từng bước được đầu tư xây dựng. Ông Nguyễn Sinh – Chủ tịch UBND phường cho biết: “Địa phương được quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng khu tiểu công viên tại Phước Tân, tập trung xây dựng các hạng mục tại bến du lịch Cửa Đại, xây dựng các khu công viên ven biển và khu đô thị Phước Trạch – Phước Hải tiếp tục hoàn thành giai đoạn 2, sẽ tạo diện mạo mới cho phường. Từ nguồn khai thác quỹ đất, huy động nguồn của địa phương và hỗ trợ của thành phố, địa phương tiếp tục xin chủ trương lãnh đạo thành phố đầu tư nâng cấp chợ Cửa Đại, chợ Phước Hải, đồng thời vận động nhân dân phát triển loại hình dịch vụ homestay, biệt thự du lịch, du lịch cộng đồng gắn với du lịch làng chài, văn hóa dân cư miền biển… để thu hút khách. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập”.
Cùng với việc phát triển ngành kinh tế du lịch – dịch vụ và thương mại, lãnh đạo phường Cửa Đại còn thường xuyên chú trọng chỉ đạo và tạo ddieuief kiện phát triển nghề đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Là nghề truyền thống, gắn bó bao đời với cộng đồng cư dân địa phương, nghề khai thác hải sản của Cửa Đại trong thời gian qua đã phát triển theo hướng công nghiệp với tàu thuyền có công suất lớn, trang thiết bị khai thác hiện đại, đủ sức vươn khơi xa, bám biển dài ngày, ngành nghề đánh bắt quanh nămgắn. Hơn 10 năm trước, công suất tàu thuyền đạt bình quân 25,3 sức ngựa/chiếc nhưng đến nay đạt hơn 182,30 cức ngựa/chiếc (tăng 7,2 lần). Mô hình tổ, đội và tính cộng đồng được đề cao nhằm tạo điều kiện để ngư dân vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa tham gia bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Cạnh đó, các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng được tạo điều kiện đầu tư phát triển như dịch vụ hậu cần nghề cá, may mặc, mộc, cơ khí, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, góp phầntăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tổng thu ngân sách của phường đến cuối năm 2017 đạt trên 11 tỷ đồng, gấp 4,4 lần so với 10 năm trước. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng40 triệuđồng,tăng gấp 2 lần so với năm 2008.
Khai thác hợp lý tuyến sông Đế Võng – Cổ Cò để phát triển du lịch phường Cửa Đại- Ảnh: Đỗ Huấn
Là đô thị ven biển, Cửa Đại được thành phố định hướng phát triển thành vùng kinh tế động lực, kết nối với vùng du lịch biển đảo Cù Lao Chàm. Ông Kiều Cư – Bí thư Thành ủy xác định:“Một mặt cần phải duy trì, hỗ trợ hợp lý cho ngư dân đối với các hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản trên biển. Mặt khác phải phát huy tối đa tiềm năng của vùng kinh tế ven biển theo hướng mở rộng quy hoạch và tập trung đầu tư các khu công viên ven biển và các bãi tắm du lịch mới trên địa bàn phường, chú trong khai thác hợp lý tuyến sông Cổ Cò – Đế Võng để phát triển du lịch. Khuyến khích phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế biển và các loại hình du lịch dịch vụ thương mại để thu hút đầu tư nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động sang du lịch dịch vụ, góp phần tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân”.
Là đô thị ven biển có tiềm năng, lợi thế phát triển trong tương lainhưng lại đang chịu nhiều tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng biến đổi khí hậu và tình trạng bãi biển bị xâm thực nặng nên một trong những nhiệm vụ quan trọng của phường Cửa Đại là gắn kết phát triển kinh tế với tăng cường thực hiện các dự án trồng cây xanh ở khu vực ven biển để chống xói lở, tạo môi trường xanh, đồng thời phải gắn kết hài hòa giữa việc khai thác, phát triển kinh tế với các hoạt động bảo tồn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài.
Đỗ Huấn