Có một mảng màu không được sáng trong kinh doanh du lịch ở Hội An, nếu không kịp thời chấn chỉnh thì rất tai hại. Đó là kiểu “Tự chúng ta giết chúng ta”
Kết quả một đợt khảo sát của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An gần đây cho biết, thu nhập từ các hoạt động du lịch ở Cù Lao Chàm khi chưa triển khai phương án bán vé tham quan bị mất cân đối và có sự chênh lệch đến không ngờ. Số tiền thuộc về các doanh nghiệp chiếm khoảng 88%, địa phương chỉ hưởng 12%, nhưng số tiền các doanh nghiệp chi trả cho cư dân trên đảo thông qua các dịch vụ phục vụ cũng không đáng kể. Từ khi thực hiện phương án đến nay, tình trạng đã được khắc phục một phần nhưng cũng chưa đáng là bao vì có những thiệt hại chưa thể tính cụ thể, rõ ràng được. Chẳng hạn như sự hủy hoại, tận diệt dù vô tình về nguồn lợi lâm, hải sản và các tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, đặc trưng khác (rau rừng, cua đá, bào ngư, san hô…) do khai thác phục vụ.
Theo ý kiến của một số cán bộ các ngành chức năng và Ban quản lý bảo tồn biển Cù Lao Chàm, có được Cù Lao Chàm với những giá trị quí hiếm về hệ sinh thái đa dạng trên rừng dưới biển, môi trường xanh-sạch, nếp sống người dân thân thiện, gần gũi ngày càng thu hút du khách như hôm nay, điều tiên quyết cần nói đến là vai trò và sự nỗ lực của cộng đồng dân cư liên tục nhiều năm qua. Ví như không có bà con ngư dân và các lực lượng chức năng thường xuyên tuần tra, sẵn sàng ứng phó thì làm sao ngăn chặn và đẩy lùi nạn đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ, xung điện mang tính tận diệt nguồn lợi thủy sản ở vùng biển này. Cù Lao Chàm được biết đến là nơi duy nhất trong cả nước “nói không với túi nilon” tạo sức hút với du khách cũng nhờ từ công sức của nhân dân… Đã vậy, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức kinh doanh còn “tự giết” lẫn nhau do tình trạng phá giá để tranh giành, chụp giựt khách cho riêng mình.
Du khách tham quan trên đảo Cù Lao Chàm- Ảnh: Đỗ Huấn
Để đảm bảo chất lượng phục vụ, đồng thời gắn kết hài hòa với bảo tồn các giá trị tài nguyên nhân văn, sinh thái của Khu dự trữ sinh quyển thế giới, thành phố quy định không cho tàu, ca nô “quay đầu” đón khách, tức là chỉ đi vận chuyển 1 chuyến để khống chế lượng khách ra đảo (không quá 3000 người/ngày). Có ngày, chính quyền và các ngành chức năng chấp nhận cho quay về 700 – 800 khách khi đã đến với Hội An. Như vậy là cung không đủ cầu mà cung không đủ cầu thì giá phải tăng. Nhưng không hiểu sao vẫn có những doanh nghiệp phá giá, mỗi tour là 450 ngàn (bao gồm các dịch vụ cơ bản) nhưng có doanh nghiệp vẫn bán với giá