Việt Nam ứng dụng công nghệ trong thời đại 4.0

Quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra tại Việt Nam, nhất là trong những ngành như tài chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ bằng e-cabinet. Ảnh: TTXVN

Hiện nay, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet cao nhất châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới về số người dùng Internet. Người dân có thể tự do tiếp cận thông tin, tìm kiếm, chia sẻ thông tin; bày tỏ quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất là qua các trang web, mạng xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương sử dụng Internet, mạng xã hội để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người dân…

Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số quốc gia đang là đột phá để Việt Nam thực hiện chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên nguyên tắc lấy con người làm trung tâm như đã được xác định tại Nghị quyết số 52-NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quen với khái niệm về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và bắt đầu đẩy nhanh hơn tốc độ số hóa. Nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay đã giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhanh hơn, hiệu quả hơn, tăng tính tương tác và khả năng chốt đơn hàng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (core business) theo từng lĩnh vực hoạt động, như với doanh nghiệp ngân hàng-tài chính thì đó là các giải pháp Core Banking, Core tài chính, Core bảo hiểm. Với các doanh nghiệp sản xuất thì đó là các giải pháp tăng hiệu quả quản lý sản xuất. 

NQH07093-9796-1575882986

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia ngày 9/12/2019. Ảnh: TTXVN

Các ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nội bộ của doanh nghiệp từ tài chính-kế toán, nhân sự, kho vận, hậu cần, văn phòng điện tử…, giúp quá trình làm việc nội bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Rất nhiều phần mềm ứng dụng công nghệ Cloud, Robotic, Big Data…đã được cung cấp rộng rãi, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với công nghệ, sử dụng đơn giản hơn, không phải đầu tư hạ tầng, nhân sự vận hành và tiết kiệm rất nhiều sức lao động cho các công việc lặp đi lặp lại.

Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs). Chuyển đổi số là cơ hội để tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng và cuối cùng tạo lập niềm tin trong môi trường số, hình thành văn hoá số gắn liền với bảo vệ các giá trị đạo đức căn bản của nhân loại và văn hoá truyền thống của Việt Nam (trích lược Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″ ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Thủ tướng Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số. Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và đại diện ban lãnh đạo Tập đoàn Viettel, Công ty Ericsson bấm nút thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam. Viettel trở thành công ty thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công các thiết bị mạng 5G, cùng với Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE. Ảnh: TTXVN

Theo Quyết định 2117 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên, có tổng số 37 công nghệ thuộc 4 lĩnh vực công nghệ số, vật lý, công nghệ sinh học, năng lượng và môi trường được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, 12 công nghệ số được ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng gồm có: Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence); Internet vạn vật (Internet of Things); Công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain); Điện toán đám mây (Cloud computing), Điện toán lưới (Grid computing), Điện toán biên (Edge computing); Điện toán lượng tử (Quantum computing); Công nghệ mạng thế hệ sau (5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, Network Slicing, LPWAN, IO-Link Wireless); 

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có mục tiêu tổng quát là tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thăm quan triển lãm trực tuyến tại: www.vihanhphucmoinguoi.comwww.vihanhphucmoinguoi.vn